What is a wiki

Revision as of 16:47, 27 March 2009 by WikiSysop (talk | contribs)
(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to navigation Jump to search

WikiDoc là gì?

WikiDoc ( <wee-kee doc>hay <wick-ey doc> ): WikiDoc là một trang web mã nguồn mở cho phép cộng đồng y khoa quốc tế có thể hiệu chỉnh hay bổ sung nội dung theo nghĩa đồng sang tạo. wikiDoc được thiết kế để trợ giúp cho việc cùng trước tác.

WikiDoc cho phép cộng đồng y khoa cùng sang tạo ra những trang web mà không đòi hỏi kiến thức về ngôn ngữ HTLM hay lập trình máy tính. Do đó, nhiều người có thể cùng hợp tác để viết bài, soạn sách giáo khoa hay viết những câu chuyện mới. Những phiên bản trước đó của trang web sẽ được lưu trữ, và có thể khôi phục lại nguyên trạng trước đó bất cứ lúc nào. Bản “Thảo luận” cho phép cộng đồng người dung có thể thảo luận nhanh chóng về những vấn đề quan tâm và có thể đạt đến một đồng thuận trên nội dung của WikiDoc. Những thành viên của wikiDoc có thể lựa chọn được nhắc qua email khi chủ đề mà họ quan tâm được thay đổi bằng cách nhắp vào nút “Watch”. Bạn có thể xem một đoạn phim mô tả một wiki bằng tiếng Anh như sau: <youtube v=-dnL00TdmLY/>

Tại sao phải tạo ra WikiDoc?

""Một bộ lạc thì khôn ngoan hơn từng người -The tribe is smarter than any one"" C. Michael Gibson, M.S., M.D.

The Golden Book Encyclopedia that my mom got from the Safeway Grocery store

Tôi là con một lớn lên ở Oklahoma. Một trong những cuốn sách duy nhất tôi có là một tập bách khoa toàn thư duy nhất từ năm 1920 tôi mua trong một cuộc bán thanh lý khi học lớp hai. Tôi luôn nhớ phải đọc càng nhiều càng tốt cuốn bách khoa thư này khi có thể, đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi giữ nó trong phòng ngủ và bị nó mê hoặc. Thực ra thì cửa hang thực phẩm Safeway đã tặng những phiên bản cho trẻ em của Bách Khoa toàn thư vàng khi mẹ tôi mua hàng ở đó. Chỉ cần một người trẻ được truyền cảm hứng từ những cuốn bách khoa thư hay giáo khoa y học của chúng ta, như tôi đã từng với một cuốn từ điển bách khoa thư lỗi thời, thì cũng đáng công rồi.

Hãy đọc “Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman. Một trong những premise của cuốn sách là kỹ thuật thong tin đã tạo đòn bẩy cho những người làm việc trong lĩnh vực tri thức. Kho kiến thức riêng lẻ đã lùi bước. Những người làm việc tri thức đang trao đổi thông tin một cách thoải mái. Vấn đề bản quyền đã lỗi thời. Những cộng đồng này đang thoải mái trao đổi thong tin, phát triển nhanh chóng. Chia sẻ những điều đã học được và hợp tác sẽ là chìa khóa thành công trong tương lai. Những người làm việc tri thức phải được tự do truy cập những kiến thức được chia sẻ.

“Thế giới phẳng”, nhưng “Y khoa cũng phẳng”. Đó là tinh thần của sự hợp tác fostering giữa những nhân viên y tế khi chia sẻ những kiến thức mà WikiDoc đã tạo ra. WikiDoc là một cuốn sách giáo khoa hay bách khoa y học toàn cầu mà ai cũng có thể bổ sung hay hiệu chỉnh. Nó cũng là nguồn gốc của những câu chuyện y học mới mẻ. Do C. Michael Gibson, M.S., M.D. của ĐH Y Harvard khởi xướng năm 2006, WikiDoc là wiki y học đầu tiên và lớn nhất trên Internet với mục tiêu ban đầu là tập trung vào bệnh lý tim mạch.

Khi còn là sinh viên, tôi đã phải vật lộn với việc tìm thông tin cho buổi giao ban mỗi sáng. Khi là Nội trú của bệnh viện Brigham, tôi cũng phải đánh vật mỗi ngày để tìm những thông tin mới nhất cho báo cáo giao ban. Là một nghiên cứu sinh, việc tìm tư liệu cho hội nghị thông tim luôn luôn là một thách thức kéo dài cả ngày trời. Học hỏi là một cuộc hành trình vất vả kéo dài cả đời. Khi bạn đang học hỏi về một bệnh tật nào đó, tại sao không chia sẻ những điều bạn học được cho những người khác?

WikiDoc nhằm chia sẻ kiến thức trong khoa (để chuẩn bị cho giao ban sáng), sinh viên y khoa (để chuẩn bị cho trình bệnh mỗi sang) và nghiên cứu sinh (cho hội thảo). Điều dưỡng và bác sĩ có thể thấy WikiDoc hữu ích để chia sẻ kiến thức và cải tiến nó bằng hiểu biết y học của họ.

WikiDoc là không có bản quyền

Những đóng góp cho WikiDoc là tự nguyện theo Đạo luật về Những văn bản tự do (GNU Free Documentation License (GFDL). Đây là một nguyên tắc luật học về việc không giữ bản quyền, một cách không để cho thông tin được kiểm soát bởi bất cứ ai, và bảo đảm ai cũng truy cập được mãi mãi. Tất cả những thông tin trong WikiDoc đều có thể sao chép, hiệu chỉnh theo nhu cầu hay phân bố và sử dụng miễn phí, cho đến khi một phiên bản mới bảo đảm những quyền tự do tương tự với những người khác. Chỉ cần một lời cảm ơn những tác giả của WikiDoc (một credit hay backlink với nguyên tác là đủ.). Để có đầy đủ thông tin, xin xem trang bản quyền hay văn bản GFDL. Ví dụ, nhiều đoạn văn bản trong trang này được vay mượn hay hiệu chỉnh từ www.wikipedia.org.

Những ưu khuyết điểm và chất lượng bài báo khoa học trong WikiDoc

Những ưu khuyết điểm và khác biệt lớn nhất của WikiDoc nằm ở chỗ nó được mở ra cho tất cả mọi người, có nền tảng những người đóng góp lớn, và những bài báo khoa học được viết theo đồng thuận, dựa trên những khuyến nghị của ban biên tập.

  • WikiDoc được mở cho một cộng đồng biên tập lớn. Do đó, có thể hạn chế được nhiễu cá nhân (bias), rất khó bị một nhóm nào đó kiểm duyệt và dễ dàng cập nhật những thông tin mới. Mặt khác, cũng dễ dàng bị vandalized với những thông tin chưa được kiểm chứng và cần được biên tập.
  • • WikiDoc được soạn thảo trên nguyên tắc đồng thuận. Do đó, với hầu hết bài báo, thông qua quá trình tương tác liên tục, những quan điểm y học sẽ đạt đến mức độ cân bằng và khách quan nhất, ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhất. Mặt khác, để đạt được mức đồng thuận, cần nhiều thời gian hơn là một bản thảo, và đôi khi rất khó khăn từ những tác giả có quan điểm cực đoan. Những bài báo khoa học có khuynh hướng uyển chuyển và biến cải được theo thời gian, so với những nguồn tham khảo khác, cho đến khi chúng đạt được những dữ kiện và thông tin khách quan mà các bên đều đồng thuận..

Ưu điểm của WikiDoc:

  • Số lượng không giới hạn của những nhân viên y tế tham gia vào WikiDoc hơn là một nhóm người. Danh sách email của chúng tôi hiện tại là 9700 người và có 37000 người dùng trong năm 2007
  • Có một số lượng rất lớn tác giả và ban biên tập cho nhiều ngôn ngữ.
  • WikiDoc thường khởi tạo những chủ để quan tâm chỉ trong vài giờ sau khi nó xuất hiện.
  • WikiDoc cung cấp những thông tin trung lập, khách quan và có tính toàn diện trg y học và được biên tập bởi những chuyên gia y học (Tổng Biên Tập).
  • Khi so sánh với những tài nguyên mạng khác, tính mở của WikiDoc làm tăng đáng kể những cơ hội điều chỉnh ngay tức khắc những sai sót hay những công bố sai lầm.
  • Cũng vậy, không thể áp đặt quyền kiểm duyệt. Do đó, quyền kiểm duyệt của bất cứ nhóm người nào, giới hạn trong “những báo cáo chính thức”, hay “đẩy ra” những quan điểm áp đặt, dù chính thức hay không chính thức, là khó có thể đạt được và hầu như sẽ luôn thất bại sau một thời gian ngắn.
  • Vì những trang được tạo ra sẽ được lưu trữ, những thông tin trên WikiDoc không bao giờ bị “bốc hơi”, không bị mất hay xóa đi.
  • Những bất đồng có thể được thảo luận đi theo từng chủ đề.

Những khuyết điểm chính của WikiDoc:

  • Tính mở của WikiDoc khiến cho một văn bản có thể được hiệu chỉnh, viết lại hay phá hoại. Nhiều chủ để vẫn chưa được đưa lên.
  • Tương tự, nhiều văn bản có thể chưa hoàn chỉnh theo nghĩa đã có tham khảo nghiêm chỉnh và toàn diện. Ví dụ, nhiều chủ đề có thể hoàn chỉnh, nhưng những chủ đề khác có thể chỉ mới ở dạng vắn tắt hay chưa có nội dung.
  • Việc trích dẫn y văn có thể kém phong phú hơn trong những sách giáo khoa.

Theo dõi và chỉnh sửa nội dung

  • WikiDoc được thiết kế với mục tiêu dễ dàng hiệu chỉnh những sai sót, hơn là làm khó khăn việc này. WikiDoc cung cấp 2 phương cách để kiểm định tính xác thực của những bổ sung mới nhất trong một trang.

Những thay đổi gần nhất:

  • Công cụ thường được sử dụng nhất để theo dõi các đề mục vừa mới được thêm vào là “Những thay đổi mới nhất”. Nó cho thấy danh sách những hiệu chỉnh mới nhất, hay danh mục những hiệu chỉnh trong một khoảng thời gian nhất định. Từ bản ghi nhận thay đổi, có thể truy cập những chức năng khác như:

1.Lịch sử hiệu chỉnh cho thấy những phiên bản trước đó của trang. Sử dụng Lịch sử hiệu chỉnh, người biên tập có thể xem và khôi phục lại những phiên bản trước của một văn bản. 2.Công cụ so sánh cho thấy những khác biệt giữa hai phiên bản. Công cụ so sánh (DiffFeature) có thể được sử dụng để xác định một điểm thay đổi nào đó là được chấp nhận để hiệu chỉnh hay không. Nếu không chấp nhận việc hiệu chỉnh, có thể khôi phục lại phiên bản cũ.

Trang theo dõi Watch Pages:

  • Khi nhấp chuột vào nút “Theo dõi 'Watch' ở đầu trang, người dùng có thể nhận được email thông báo khi có những thay đổi ở trang mà mình quan tâm.

Lịch sử của Wikis

WikiWikiWeb là wiki đầu tiên, do Ward Cunningham thiết lập vào ngày 25.3. 1995. Ông ta là người nghĩ ra danh từ và khái niệm wiki và đưa nó vào wiki đầu tiên. Cunningham chọn từ wiki theo từ “wiki wiki” hay xe bus “nhanh” ở phi trường Honohulu. Wiki wiki là từ Hawai đầu tiên mà tác giả học được khi lần đầu tiên đến hòn đảo này, khi nhân viên phi trường hướng dẫn ông lên xe bus wiki wiki giữa những trạm phi trường. Theo Cunningham, “tôi chọn từ wiki-wiki như một dạng lặp âm của từ “nhanh” để tránh dùng từ web nhanh”.


Vào cuối những năm 1990, người ta nhận ra wiki là một cách để phát triển các mạng kiến thức riêng tư và công cộng. Việc này đã khiến những nhà sáng lập của dự án bách khoa thư Nupedia, Jimbo Wales và Larry Sanger, sử dụng kỹ thuật wiki để làm nền cho một bách khoa thư về điện tử: trang web này được đưa lên mạng vào tháng 1.2001. Vào đầu những năm 2000, wiki đã được chấp nhận như một dạng phần mềm hợp tác. Ngày nay, nhiều công ty sử dụng wiki như một phần mềm hợp tác duy nhất của họ để thay thế cho mạng nội bộ tĩnh. Triết lý mở của hầu hết wiki cho phép mọi người có thể hiệu chỉnh nội dung mà không cần sự lưu ý của người biên tập. Sự phá hoại Wiki là một vấn đề thường trực, mặc dù mức độ thường bị phóng đại. Những nghiên cứu từ IBM cho thấy hầu hết các tấn công phá hoại Wiki có thể khôi phục lại trong vòng 5 phút.

Tài liệu tham khảo References

1. Aigrain, Philippe (2003). The Individual and the Collective in Open Information Communities. Invited talk at the 16th Bled Electronic Commerce Conference, Bled, Slovenija, June 11, 2003.

2. Aronsson, Lars (2002). Operation of a Large Scale, General Purpose Wiki Website: Experience from susning.nu's first nine months in service. Paper presented at the 6th International ICCC/IFIP Conference on Electronic Publishing, November 8, 2002, Karlovy Vary, Czech Republic.

3. Benkler, Yochai (2002). Coase's penguin, or, Linux and The Nature of the Firm. The Yale Law Journal. v.112, n.3, pp.369–446.

4. Cunningham, Ward and Leuf, Bo (2001): The Wiki Way. Quick Collaboration on the Web. Addison-Wesley, ISBN 0-201-71499-X.

5. Delacroix, Jérôme (2005): Les wikis, espaces de l'intelligence collective, M2 Editions, Paris, ISBN 2-9520514-4-5.

6. Ebersbach, Anja, Glaser, Markus and Heigl, Richard (2005): Wiki. Web Collaboration. Springer, ISBN 3-540-25995-3.

7. Jansson, Kurt (2002): "Wikipedia. Die Freie Enzyklopädie." Lecture at the 19th Chaos Communications Congress (19C3), December 27, 2002 Berlin, Germany.

8. Lange, Christoph (ed., 2005). Wiki - Planen, Einrichten, Verwalten. Computer- und Literaturverlag, ISBN 3-936546-28-2.

9. Mattison, David (2003). "QuickiWiki, Swiki, TWiki, ZWiki, and the Plone Wars: Wiki as PIM and Collaborative Content Tool." Searcher: The Magazine for Database Professionals, v. 11, no. 4 (April 2003): 32-48

10. Möller, Erik (2003). Loud and clear: How Internet media can work. Presentation at the Open Cultures conference, June 5 & 6, 2003 Vienna, Austria.

11. Möller, Erik (2003). Tanz der Gehirne. Telepolis, May 9–30. Four parts: (i) "Das Wiki-Prinzip", (ii) "Alle gegen Brockhaus", (iii) "Diderots Traumtagebuch", und (iv) "Diesen Artikel bearbeiten".

12. Nakisa, Ramin (2003). "Wiki Wiki Wah Wah". Linux User and Developer v.29, pp.42–48.

13. Remy, Melanie. (2002). Wikipedia: The Free Encyclopedia. Online Information Review. v.26, n.6, p.434.


Template:WikiDoc Sources